Bài viết chỉ ra các sai lầm phổ biến mà nhà phát triển phần mềm ứng dụng di động thường mắc phải mà không biết, từ thiết kế ứng dụng đến tiếp thị mobile app.
Qua bài chia sẻ này, các bạn có thể hiểu hơn và tránh các lỗi này để phát triển ứng dụng di động đạt kết quả cao, không còn tình trạng “chết yểu”. Đầu tiên, bạn nên hiểu thế nào là “phát triển ứng dụng”.
Phát triển ứng dụng là gì?
Phát triển ứng dụng (hay phát triển mobile app), tiếng anh: Mobile app development là hành động hay quá trình ứng dụng di động được phát triển cho các thiết bị di động, điện thoại thông minh (smartphone), như: trợ lý kỹ thuật cá nhân, trợ lý kỹ thuật số doanh nghiệp,… Các ứng dụng này được cài đặt sẵn trên điện thoại di động hoặc được thiết kế ứng dụng dưới dạng web, sử dụng xử lý phía máy chủ hoặc phía máy khách (như: Javascript).
Thống kế vào cuối năm 2019, có hơn 3 tỷ người sử dụng điện thoại thông minh; hơn 1,5 tỷ người sử dụng máy tính bảng trên toàn thế giới. Vì thế, phát triển mobile app trở nên quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nước ngoài.
6 Sai lầm tệ hại trong phát triển ứng dụng di động.
1. Chọn sai phương pháp phát triển ứng dụng di động
Thông thường, khi bạn xây dựng quy trình phát triển ứng dụng phải quyết định được là: theo mobile app Native (phần mềm ứng dụng gốc) hay theo mobile app Hybrid (phần mềm ứng dụng lai). Ở hai phương pháp phát triển ứng dụng này khác nhau như sau:
Phát triển ứng dụng Native có thể sẽ làm chi phí phát triển mobile app của bạn tăng lên nhiều hơn. Nhưng bù lại phát triển ứng dụng Native tạo trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể.
Phát triển ứng dụng Hybrid thì quá trình phát triển nhanh hơn và cũng đem lại những trải nghiệm người dùng ổn trên các nền tảng. Tuy nhiên, phát triển ứng dụng Native vẫn đem lại trải nghiệm người dùng tốt nhất.
Để xét xem phát triển ứng dụng di động nào phù hợp với doanh nghiệp, bạn hãy tự trả lời các câu hỏi sau:
- Ngân sách của bạn là bao nhiêu? Có những gì?
- Thời gian bạn có để phát triển ứng dụng di động này là bao nhiêu?
- Các tính năng nào trong hệ điều hành của ứng dụng di động bạn cần?
- Kế hoạch của bạn hướng đến tập khách hàng nào, mức độ trải nghiệm người dùng đến đâu?
2. Thêm quá nhiều tính năng ở Mobile app
Sai lầm lớn nhất khi phát triển ứng dụng di động đó là, bạn có quan niệm thêm càng nhiều tính năng khi thiết kế app càng tốt. Thực tế, nếu bạn thêm quá nhiều tính năng sẽ làm cho app cồng kềnh, hoạt động không mượt mà, giật lag, lại còn gây khó khăn trong quá trình sử dụng phần mềm.
Không tạo độ thân hiện người dùng.
Đặt tâm thế vào một người sử dụng app bạn có thể hiểu, người dùng di động luôn cần tìm kiếm trải nghiệm nhanh chóng, tiện lợi và đơn giản, dễ dùng. Một phần mềm ứng dụng di động cho không giải quyết được nhu cầu người dùng thì ứng dụng có nhiều tính năng đến đâu cũng sớm “chết yểu”.
Đặc biệt, ứng dụng chạy trên giao diện di động có không gian hạn chế, vì vậy nếu bổ sung quá nhiều tính năng, sẽ tạo ra cảm giác trật trội, khó nhìn. Bởi nguyên tắc cơ bản trong thiết kế ứng dụng là giao diện người dùng cần phải đơn giản, sạch sẽ, dễ nhìn.
Bạn đừng quá tập trung vào bổ sung thêm nhiều tính năng, hãy tập trung phát triển một vài tính năng quan trọng của app để có trải nghiệm người dùng tốt nhất.
3. Không xem xét kỹ lưỡng các nền tảng trước khi thiết kế ứng dụng.
Có một số nền tảng ứng dụng di động phổ biến như: iOS, Android, Windows. Số liệu thống kê 2019 cho thấy, nền tảng Android và iOS đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và cả ở nước ngoài.
Bạn có thể chọn một trong các nền tảng trên để phát triển ứng dụng tùy theo nhóm đối tượng bạn hướng đến. Tuy nhiên, để bao phủ và không bỏ sót tập khách hàng mục tiềm năng bạn nên phát triển app di động trên cả hai nền tảng Android và iOS.
4. Xem nhẹ, bỏ qua giai đoạn test ứng dụng trước khi tung ra thị trường.
Nhiều nhà phát triền phần mềm di động thường chạy đua theo KPI, không dành nhiều thời gian test ứng dụng sử dụng trước khi tung ra trường. Vì thế, app khi đưa vào sử dụng bắt đầu họ phát hiện ra rất nhiều lỗ hổng, cần sửa chữa.
Một cuộc khảo sát mới đây của Computer Weekly nói rằng, gần một nửa (46%) người dùng sẽ từ bỏ một ứng dụng nếu nó không thể load được trong vòng 3 giây hoặc ít hơn.
Bạn nên kiểm tra ứng dụng di động trên cơ sở hiệu suất. Nếu app của bạn trông hấp dẫn, bắt mắt nhưng không hoạt động hiệu quả, người dùng sẽ bỏ nó và tải (downloaded), cài đặt một phần mềm di động khác. Và bạn đừng quên test trải nghiệm người dùng dựa trên dữ liệu A/B testing.
5. Kế hoạch tiếp thị không vững chắc.
Lập kế hoạch tiếp thị có thể bạn sẽ quan trọng chỉ số lượt download, nhưng nhiều lượt download ứng dụng cũng không nói lên bạn sẽ thành công trong các app store.
Trang đích (landing page) không phải là một các thức marketing đem lại hiệu quả cao, nhưng nó có thể giúp khách hàng biết có một app di động đã có sẵn trên store. Nếu bạn có một trang đích thì đừng để người dùng phải mất thời gian mới tìm thấy nó.
Dành thời gian để tìm hiểu về những gì có thể làm cho người dùng của bạn khám phá ra sản phẩm của bạn. App store có thể một phương thức chính, nhưng nhiều nhà xuất bản thường bỏ qua các yếu tố liên quan như tiêu đề, mô tả và từ khóa.
Tận dụng tối đa các phương thức marketing sẵn có, như: email, Facebook, Twitter,… giới thiệu đến người dùng qua tiêu đề, mô tả, từ khóa, hình ảnh, video,…để người dùng có thể dễ dàng tìm thấy bạn và hiểu sản phẩm là gì.
6. Bỏ quên không xây dựng mối quan hệ với người dùng.
Tìm hiểu về nhu cầu người dùng bạn có thể nhận thấy, yêu cầu, nhu cầu của họ ngày càng cao. Họ luôn muốn được tương tác, lắng nghe các nhu cầu vì thế bạn đừng bỏ qua 4 công cụ gia tăng, tạo mối quan hệ với khách hàng. Đặc biệt, nó sẽ giúp tăng khả năng duy trì, đánh giá, thứ hạng cho ứng dụng của bạn.
Thông báo đẩy (Push Notifications)
Lập kế hoạch cho thông báo đẩy của bạn một cách cẩn thận và cho phép người dùng tắt chúng đi một cách dễ dàng nếu họ muốn. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn luôn sử dụng đúng các múi giờ khi gửi thông báo đẩy.
Ảnh chụp màn hình (screenshot)
Anh chụp màn hình và video hấp dẫn sẽ giúp cho việc bán ứng dụng trở nên dễ dàng hơn. Hãy nhớ rằng, ảnh chụp màn hình ứng dụng rất quan trọng vì chúng được xem trước trong các kết quả tìm kiếm.
Biểu tượng ứng dụng (app icon)
Biểu tượng nói lên rất nhiều về ứng dụng của bạn. Dành nhiều thời gian trong việc kiểm tra ra các ý tưởng khác nhau, kết hợp màu sắc và thiết kế để bạn có thể tìm thấy các biểu tượng tốt nhất đại diện cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Email của bạn phải có các chi tiết như tên của ứng dụng, giá cả, USP, liên kết đến các App Store, liên kết đến các trailer, và một liên kết đến gói báo chí của bạn.
Vừa rồi là 6 sai lầm mà người phát triển ứng dụng di động hay mắc lỗi nhất. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn phát triển app thành công và hiệu quả.
Đừng quên like, comment bên dưới bài viết về những vấn đề bạn cần giúp đỡ về phát triển úng dụng di động, thiết kế ứng dụng,…
Trung Nguyên – Cooftech.com.
Có thể bạn quan tâm: