Ứng dụng di động của bạn có nhiều lượt xem nhưng ít lượt cài đặt (install) làm Google đánh giá thấp, thụt thứ hạng trong App Store và Google Play, thì phải làm sao?
Các thủ thuật giúp tăng lượt tải app sau đây sẽ giúp bạn tối ưu chuyển đổi từ lượt xem sang cài đặt (view to install) cho ứng dụng di động.
Chỉ số view to install
Đầu tiên, để tăng lượt tải app, bạn cần quan tâm đến chỉ số view to install. Quá trình phát triển thiết kế phần mềm được chia làm 3 giai đoạn chính sau:
-
Giai đoạn 1: Làm sao để đưa người dùng biết đến ứng dụng điện thoại, sản phẩm của mình
-
Giai đoạn 2: Thôi thúc, kích thích người dùng nhấn nút “cài đặt” app.
- Giai đoạn 3: Làm sao để giữ chân người dùng sử dụng app lâu dài, đem đến những trải nghiệm tuyệt vời với họ.
Ở giai đoạn 1, để đưa được sản phẩm app dịch vụ của công ty đến người dùng, bạn phải làm Marketing, ASO. Bạn có thể chi tiền cho quảng cáo ứng dụng di động hoặc Chiến lược Marketing 0 đồng thu hút 2.3 TRIỆU lượt tải app hay tối ưu ASO để có users organic (người dùng tự nhiên).
Sau khi người dùng đã biết đến phần mềm ứng dụng di động rồi thì tiếp theo là làm thế nào để họ cài đặt app của mình. Đổ tiền vào làm marketing mà chỉ thấy lượt view tăng, lượt install lẹt đẹt thì chi phí bỏ ra thật không hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm của bạn có tốt đến đâu mà không được người dùng cài đặt và trải nghiệm thì sản phẩm đó cũng coi như thất bại.
Điều quan trọng, muốn doanh nghiệp bạn có doanh thu thì phải có người dùng. Vì vậy, công đoạn tăng lượt tải app điện thoại sau mỗi lượt xem (view) là một trong những công việc vô cùng quan trọng.
Tăng lượt tải app sau mỗi lượt view giúp giảm chi phí quảng cáo, tăng chỉ số ASO, tăng lượt hiển thị, xếp hạng của app trong danh mục của Google Play và Google cũng sẽ đánh giá cao app của bạn hơn. Như vậy, lượng users organic cũng tăng, người dùng tăng thì doanh thu cũng tăng.
Yếu tố gì thuyết phục người dùng ấn nút “cài đặt”?
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định cài đặt một ứng dụng di động của người dùng, gồm có:
-
Screenshots
-
Rating, review, dung lượng, tổng lượt download
-
Short descriptions
- Icon ứng dụng
Ngoài ra, còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định cài đặt app của người dùng như: tên ứng dụng, tên Publisher/developer name, in-app purchases,…
1. Screenshots
Screenshot là hình ảnh được chụp lại từ màn hình điện thoại nhằm thu lại những gì được hiển thị trên màn hình. Yếu tố Screenshots được Cooftech đưa lên đầu tiên vì Screenshots rất quan trọng, tác động nhiều đến quyết định cài đặt của người dùng.
Trên Google Play, screenshot được hiển thị ở vị trí trung tâm giúp người dùng dễ dàng quan sát để đánh giá về ứng dụng của bạn. Người dùng có thể không đọc đoạn mô tả ngắn, cũng có thể không chú ý đến tên ứng dụng nhưng chắc chắn họ sẽ xem các screenshots và dựa vào nó để quyết định nên cài đặt app này này hay không.
Bạn nên chuẩn bị một bộ screenshot tốt, đồng nghĩa bạn sẽ gia tăng ASO và tỉ lệ view-to-install lên rất nhiều. Từ đó tăng lượt tải app lên đáng kể đấy.
Một số lưu ý khi sử dụng screenshots:
-
Sử dụng screenshots có sẵn: mỗi thiết bị hiện đã được Google hỗ trợ 8 screenshots. Bạn có thể sử dụng triệt để 8 screenshots này để kích thích người dùng cài đặt ứng dụng di động, tăng lượt tải app.
-
Sử dụng hình ảnh có độ phân giải cao: Ảnh sắc nét, độ phân giải cao nhất sẽ giúp kích thích người dùng hơn là một tấm ảnh mờ, nhìn không rõ. Cái đẹp vẫn luôn cho người ta ấn tượng tốt ngay từ cái nhìn đầu tiên phải không?
-
Đặt screenshots đẹp nhất lên đầu: hãy show một screenshots độc đáo, đẹp nhất và hấp dẫn nhất bạn có đưa lên đầu tiên. Cái gì đẹp, cái gì tốt mình cần show hết ra để tạo ấn tượng đầu tiên.
-
Sử dụng bố cục mới lạ, độc đáo để thể hiện screenshots: screenshots không nhất thiết là phải chụp từ màn hình ứng dụng, cũng không nhất thiết phải theo chiều dọc, hãy thể hiện theo cách riêng của bạn.
-
Xây dựng video giới thiệu sản phẩm: Google luôn khuyến kích các nhà phát triển phần mềm giới thiệu sản phẩm của mình bằng video. Thực tế, người dùng cũng thích xem video hơn là hình ảnh. Vì vậy, bạn cũng nên đầu tư một video ngắn giới thiệu sản phẩm của mình, đây cũng là tạo lòng tin với khách hàng.
- Rating, review, dung lượng, tổng lượt download: Ngày càng Google càng quan tâm đến chất lượng ứng dụng, những ứng dụng có rating cao, review nhiều và tốt, lượng users active cao luôn được ưu tiên hiển thị và giới thiệu tới người dùng. Đặc biệt, các thông số này cũng là yếu tố quyết định khá nhiều đến cài đặt của người dùng. Chúng ta có thể hiểu đây là theo tâm lý đám đông.
Làm sao để tăng lượng rate và review cho ứng dụng di động của bạn?
-
Khi ứng dụng di động publish lên Google Play và App Store, bạn hãy nhờ người quen rate và review tốt về ứng dụng. Đây là cách nhanh nhất để ứng dụng của bạn có bước đệm về sau.
-
Mua lượt rate và review: Có cầu ắt có cung. Hiện nay có rất nhiều bên cung cấp dịch vụ bán rate và review bạn có thể liên hệ. Tuy nhiên, giá thì không phải rẻ. Sau khi download xong, bên bán sẽ rate cho bạn 5 sao và review theo bạn muốn.
- Chủ động, nhắc nhở người dùng rate và review tốt cho ứng dụng di động của bạn.
2. Icon ứng dụng
Icon của ứng dụng là điều đầu tiên mà người dùng tiền năng của bạn nhìn thấy vì thế sử dụng một icon đơn giản nhưng thật đặc biệt, có sức hấp dẫn sẽ giúp người dùng chú ý đến app của bạn, dù nó không đứng đầu tiên.
Một số lưu ý quan trọng khi thiết kế hình icon:
-
Tránh chứa chữ trong icon. Có thể các bạn nghĩ rằng thêm chữ vào trong icon giúp giải thích rõ hơn ứng dụng của bạn cho người dùng. Tuy nhiên, điều này là không cần thiết. Bởi vì tên ứng dụng ngay bên cạnh icon đã đảm nhiệm vai trò này. Các từ ngữ trong icon có thể làm giảm sự chú ý vào các khía cạnh hình ảnh khác của icon, làm cho icon mất đi tính trực quan.
-
Chọn hình ảnh, màu sắc tạo ấn tượng mạnh. Chọn 1 yếu tổ quan trọng và đưa nó vào trung tâm của icon. Đừng nên nói cho họ biết tất cả mọi thứ về ứng dụng hoặc trò chơi của bạn. Hãy để họ tò mò. “Muốn biết thêm về ứng dụng của tôi, xin mời nhấp vào “install”
3. Short description
Mô tả ngắn cho ứng dụng của bạn rất quan trọng. Vì người dùng chỉ có 5s-10s để quyết định có cài đặt ứng dụng của bạn hay không. Đa số người dùng sẽ chỉ đọc mô tả ngắn gọn được hiển thị ngay dưới screenshot thay vì mất thời gian đọc mô tả chi tiết của bạn.
Mô tả ngắn (Short description) cho ứng dụng android chỉ được phép tối đa 80 kí tự. Bạn nên mô tả các tính chức năng quan trọng của ứng dụng và có tính kích thích, tạo tò mò để người dùng tải app về dùng là tốt nhất.
Để có lượt tải ứng dụng của người dùng chưa bao giờ là dễ. Nhưng Cooftech tin với những chia sẻ về cách làm tăng lượt tải app trên sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
Nếu bạn có đóng góp gì cho bài viết hoặc cần tư vấn, hãy để lại comment hoặc nhắn tin với chúng tôi qua fanpage Thiết kế Phần mềm và Ứng dụng Mobile app.
Trung Nguyễn
Có thể bạn quan tâm: