Web WrodPress là gì?
WordPress là mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL (hay MySQL database). WordPress là công cụ tạo trang website miễn phí, dễ sử dụng dành cho các bạn mới học thiết kế hoặc không chuyên lập trình.
Bạn chỉ cần cài lên Host là đã có một website. Sau đó cài thêm Theme để thay đổi giao diện website.
Nếu bạn muốn thiết kế website thêm sinh động, tối ưu trải nghiệm người dùng (UX) thì có thể thay đổi Theme và cài thêm các Plugin. Nếu bạn thấy WordPress không phù hợp có thể tham khảo một số mã nguồn CMS khác như: Drupal, Opencart, Joomla,…
Theme và Plugin WordPress là gì?
Theme là bộ giao diện website đã được lập trình code sẵn. Còn Plugin được dùng để tích hợp chức năng cho website và các plugin cũng đã được lập trình code sẵn. Các Theme, Plugin WordPress được các Designer và lập các lập trình viên phát triển và cung cấp cho bạn sử dụng, những người không chuyên lập trình hoặc mới học.
Theme và Plugin cho cả loại miễn phí và trả phí hoặc vừa miễn phí vừa tính phí. Nếu bạn sử dụng các Theme, Plugin miễn phí chắc chắn sẽ bị giới hạn một số tính năng, nó thường sẽ chỉ có các tính năng cơ bản. Còn nếu bạn muốn sử dụng các tính năng nâng cao thì cần phải trả phí để dùng, bạn có thể tùy chọn theo mục đích của mình.
WordPress.com khác gì với WordPress.org?
Với những bạn lập trình viên mới hay những bạn không chuyên thiết kế website muốn tự thiết kế thì rất hay nhầm lẫn giữa WrodPress.com và WordPress.org, không biết nên dùng dịch vụ nào.
WordPress.org là trang chủ của WordPress, là nơi bạn download bộ cài WordPress về và tự cài lên host của bạn. Đây cũng là nơi để bạn tải các Theme, Plugin (chủ yếu là miễn phí) về cho website.
WordPress.com thì ngược lại. Đây là nơi bạn tạo luôn một website hay blog. Bạn không phải cài đặt, chỉ cần đăng ký tài khoản là đã có luôn một website.
Chi phí duy trì domain mỗi tháng là khoản chi phí duy nhất bạn cần trả. Tuy nhiên WordPress.com cũng có hạn chế là bạn không thể cài theme và plugin tùy chọn như WordPress.org.
Vì vậy, website của bạn không thể tích hợp các tính năng riêng khác và bạn cũng không thể sở hữu bộ theme của mình nếu muốn.
Hướng dẫn tạo website bằng WordPress
Vì dịch vụ WordPress.com có một số hạn chế, nên PHP hướng dẫn bạn lập trình website bằng WordPress.org tự cài các Theme và Plugin.
Bước 1: Đăng ký tên miền mới hoặc mua tên miền cũ.
Đăng ký tên miền mới (domain mới)
Với mỗi domain (tên miền) có tối đa 50 năm tuổi đời. Khi đăng ký, tên miền đó là chưa có sở hữu, bạn là người sở hữu đầu tiên. Hiện nay, có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền, giá cả không chênh lệch nhau nhiều.
Mua tên miền cũ.
Tên miền cũ là domain đã có người đăng ký sử dụng và được rao bán, giá cả phụ thuộc vào tuổi đời và chất lượng của domain đó trong thời đã hoạt động. Mua tên miền cũ, bạn có lợi thế rất tốt về tối ưu SEO đem lại lượng traffic ổn định, vì thế mà nhiều người thường chọn cách này để xây dựng website vệ tinh.
>> Xem thêm: Tên miền .vn là gì? 7 Lợi thế khi đăng ký tên miền Việt Nam
Bước 2: Thuê Hosting, VPS hoặc Dedicated Server
Hosting, VPS hay Dedicated Server là 3 cách lưu trữ dữ liệu trên website có cách thức hoạt động gần giống nhau nhưng trường hợp sử dụng thì có khác chút.
Hosting
Hosting là dịch vụ lưu trữ website (web hosting). Web hosting có 2 loại:
- Shared Hosting: là nhiều website sử dụng chung một tài nguyên trên máy chủ vật lý. Cách này có ưu điểm là giá thành rẻ, nhiều tính năng tùy biến. Nhưng nhược điểm là có độ trễ cao, bảo mật kém hơn.
- Cloud Hosting (Cloud Linux Hosting): Tài nguyên riêng biệt được ảo hóa dữ liệu nằm trên nhiều máy chủ. Cloud Hosting có ưu điểm là tốc độ load trang nhanh hơn, bảo mật tốt hơn, nâng cấp phần cứng dễ dàng, tính ổn định cao. Và có nhược điểm là không được tùy biến sâu, chi phí cao hơn Share hosting.
>> Xem thêm: Bảng xếp hạng các nhà cung cấp Hosting tốt nhất hiện nay.
Virtual Private Server (VPS)
VPS là máy chủ ảo cá nhân được sinh ra từ 1 máy chủ vật lý nhưng sử dụng tài nguyên riêng biệt và bạn có toàn quyền cấu hình đối với máy chủ ảo này. VPS thường được sử dụng cho những website có lượng truy cập lớn.
Dedicated Server
Dedicated Server (Máy chủ chuyên dụng) là máy chủ riêng biệt và bạn có toàn quyền truy cập và cấu hình nó. Máy chủ riêng biệt thường được những website có dữ liệu khổng lồ sử dụng.
Đối với trường hợp này bạn nên chọn Cloud Hosting vì nó cho tốc độ tải trang nhanh, giá thành rẻ. Hơn nữa, với số lượng truy cập không nhiều và dữ liệu Website còn ít thì sử dụng Hosting sẽ tiết kiệm được chi phí. Khi nào Website lớn mạnh thì có thể nâng cấp sau.
Bước 3: Trỏ tên miền về Hosting, VPS hoặc Dedicated Server.
Khi được cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu thì nhà cung cấp sẽ cho bạn thông tin về địa chỉ DNS (Domain Name System) của dịch vụ đó. Bạn chỉ cần cập nhật DNS theo thông báo (thường là email) trong công cụ hoặc trang quản lý của đơn vị đó là được. Một số đơn vị sẽ làm luôn điều này giúp bạn.
Bước 4: Cài đặt WordPress.
Bạn vào trang quản trị cPanel, một số nhà cung cấp dịch vụ đã tích hợp luôn ứng dụng WordPress và bạn có thể cài WordPress trực tiếp.
Nếu trên cPanel không có sẵn WordPress, bạn truy cập trang tải WordPress về (bạn có chọn phiên bản tiếng việt). Sau đó đến “ Bộ quản lý tệp File Manager”, chọn file “public_html” và tải lên file vừa tải rồi giải nén nó ra mục “/Public_html”.
Bước 5: Tạo cơ sở dữ liệu – Database
Bạn truy cập cPanel và đăng nhập theo thông tin của đơn vị dịch vụ lưu trữ cung cấp.
Ở phần “Cơ sở dữ liệu (Databases)” bạn truy cập “Cơ Sở Dữ Liệu MySQL®”.
Tại đây bạn hãy tạo một cơ sở dữ liệu và người dùng mới.
Sau khi tạo xong cơ sở dữ liệu cho website bạn quay lại thư muc “public_html” tìm đến file “wp-config.php” (chọn file wp-config-sample.php nếu không tìm thấy) sau đó click chuột phải chọn “edit”. Bạn thay thế các giá trị được bôi đỏ dưới đây như sau:
- database_name_here: Tên database bạn vừa tạo ở bước 4
- username_here: Tên người dùng đã tạo ở bước 4
- password_here: Mật khẩu bạn tạo ở bước 4
// ** MySQL settings - You can get this info from your web host ** //
/** The name of the database for WordPress */
define( 'DB_NAME', 'database_name_here' );
/** MySQL database username */
define( 'DB_USER', 'username_here' );
/** MySQL database password */
define( 'DB_PASSWORD', 'password_here' );
/** MySQL hostname */
define( 'DB_HOST', 'localhost' );
// ** MySQL settings - You can get this info from your web host ** //
/** The name of the database for WordPress */
define( 'DB_NAME', 'database_name_here' );
/** MySQL database username */
define( 'DB_USER', 'username_here' );
/** MySQL database password */
define( 'DB_PASSWORD', 'password_here' );
/** MySQL hostname */
define( 'DB_HOST', 'localhost' );
Bước 6: Cài Theme và Plugin cần thiết.
Cài Theme WordPress như thế nào?
- Đăng nhập vào trang Admin Website của bạn (thường có đường dẫn abc.com/wp-admin)
- Ở cột bên trái chọn Appearance => Themes
- Chọn Add New. Ở đây bạn sẽ thấy xuất hiện rất nhiều chủ đề của theme, bạn có thể chọn một chủ đề phù hợp và chọn Theme ưng ý
- Chọn theme và nhấp Install
- Đợi quá trình cài đặt kết thúc và nhấp Active để kích hoạt giao diện mới.
Cài Plugin WordPress như thế nào?
Đến bước này, bạn chỉ cần tìm một số Plugin phổ biến và cần thiết để cài vào Website. Các bước cài Plugin cũng giống như cài Theme.
- Đăng nhập vào trang admin (nếu bạn đang không ở trang admin).
- Vào mục Dashboard -> Plugin -> Add new.
Nếu bạn đã biết tên các Plugin cần cài thì có thể gõ tại ô tìm kiếm.
Một số Plugin hữu ích nên cài vào WordPress của bạn
Dưới đây là một số Plugin hữu ích không thể thiếu trên khi học làm website bằng WordPress, giúp website chạy mượt mà, đem lại trải nghiệm người dùng tốt.
1. Yoast SEO: Một Plugins SEO của WordPress, hỗ trợ bạn tối ưu tiêu đề và description của các thành phần trên website.
2. Jetpack: là một Plugin mang trong mình rất nhiều chức năng tiện ích cho website. Đặc biệt là bạn có thể bật tắt các tính năng để tiết kiệm dung lượng.
3. Akisme: Cài Akisme website của bạn sẽ có chức năng chống Spam bình luận cực mạnh
4. Advanced TinyMCE: để bổ sung các nút soạn thảo trong WordPress
5. WP Super cache: có chức năng tạo bộ nhớ đệm giúp tăng tốc cho website
6. iTheme Security: Là Plugin bảo mật cực kỳ an toàn của WP
7. Contact Form 7: để tạo Form liên hệ trên web
8. Responsive Lightbox by dFactory: Hiệu ứng tạo ảnh lớn khi click vào ảnh
9. ReplyMe: khi có người bình luận sẽ có thông báo cho bạn
10. Google XML Sitemaps: Hỗ trợ bạn tạo sitemap cho website, rất quan trọng khi bạn muốn google đánh giá cao website của bạn.
11. Các Plugins hỗ trợ Like, Share Social: như Easy Social Share Buttons, Simple Share Buttons Adder, AddtoAny Share Buttons,…
Khi cài Plugin các bạn lưu cần cẩn thận tránh cài các Plugin nhiễm độc. Nếu không may, website Wordpress của bạn bị nhiễm mã độc bạn cần xóa link mã độc khôi phục web.
Như vậy, chúng ta cùng nhau tìm hiểu “WordPress là gì?” và “Học làm website bằng WordPress cho người mới như nào”. Với những tính năng ưu việt và dễ dàng lập trình, đây sẽ là một ứng dụng tuyệt vời cho các bạn không chuyên muốn tự tay thiết kế website.
Nếu bạn không có thời gian để tự học và làm website bằng WordPress hoặc cần thiết kế website chuyên nghiệp hơn, cần các tính năng phức tạp, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0818 456 969 - 0911 966 900
Công ty Cổ phần Cooftech – Cung cấp dịch vụ thiết kế website uy tín Hà Nội
Tham khảo bảng giá làm website tại đây.
Fanpage: Thiết kế Phần mềm và Ứng dụng Mobile app
Có thể bạn quan tâm: