Thương mại điện tử là một trong những hình thức kinh doanh đem lại nhiều thành công nhất trên thế giới. Trong thời đại công nghệ số, Ứng dụng thương mại điện tử sẽ vẫn tiếp tục phát triển.
Thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ vẫn “nóng” lên.
Trên thế giới, Amazon, alibaba là những công ty thương mại điện tử gạo cội, thành công, tạo nên một làn gió mới cho phương thức kinh doanh. Riêng tại Việt Nam, ứng dụng Thương mại điện tử cũng đang phát triển mạnh mẽ với những cái tên nổi bật như Lazada, tiki,sendo…
Người dân Việt Nam đã dần tiếp cận với phương thức mua hàng qua ứng dụng thương mại điện tử vì những tiện ích tuyệt vời của nó. Và thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển nhất là khi Việt Nam đang chuyển tiếp sang một giai đoạn mới, giai đoạn của những người trẻ đã thích ứng và phát triển trong môi trường công nghệ.
Với một quốc gia có đến 57% dân số sử dụng internet và gần 55 triệu thuê bao đang dùng điện thoại thông minh, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam được dự đoán rất tiềm năng và sẽ bùng nổ trong thời gian tới.
Một nghiên cứu khác của Trung tâm kinh doanh toàn cầu của Đại học Tufts (Mỹ), hiện Việt Nam xếp hạng 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số hóa nhanh trên thế giới, đồng thời xếp hạng 22 về tốc độ phát triển số hóa. Điều đó chứng tỏ Việt Nam đang trong nền kinh tế số hóa và lĩnh vực thương mại điện tử có triển vọng tiến xa hơn.
Những thách thức và rào cản với Ứng dụng thương mại điện tử
Thương mại điện tử ở Việt Nam có thể nói là không mới cũng không cũ. Hiện nay, các doanh nghiệp thương mại điện tử vẫn phát triển rất mạnh với sức mua sắm ngày càng tăng. Tuy vậy thương mại điện tử tại Việt Nam cũng còn những rào cản khá lớn.
Người Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn thích nghi với hình thức mua sắm mới: Việt Nam mới đang trong thời kỳ đầu cũng công cuộc công nghệ số. Nhiều người vẫn chưa quen với hình thức mua sắm và thanh toán trực tuyến, nhất là những người cao tuổi.
Đã có nhiều ông lớn áp dụng ứng dụng thương mại điện tử: Hầu hết mọi người chỉ biết và quen mua hàng trên những trang thương mại lớn như: Lazada, tiki, sendo mà không hết biết tới những trang thương mại điện tử khác.
Độ tin tưởng của khách hàng vào mua sắm online chưa cao: Không thể phủ nhận, có rất nhiều đối tượng treo đầu dê bán thịt chó, bán hàng kém chất lượng trên các trang mạng thương mại điện tử. Điều này là một thực trạng rất đáng buồn, một phong cách buôn bán chộp giật của các tiểu thương đã làm giảm độ tín nhiệm đi rất nhiều.
Ứng dụng thương mại điện tử vẫn còn nhiều cơ hội.
Chính những rào cản trên chính là cơ hội.
Tỷ lệ người dùng di động ngày càng tăng kéo theo đó là lượng mua sắm qua ứng dụng di động cũng tăng theo không ngừng. Cùng mới việc thị trường công nghệ Việt Nam còn non trẻ hứa hẹn sự bùng nổ trong tương lai.
Nếu bạn quản lý được chất lượng hàng hóa trên ứng dụng thương mại điện tử, bạn sẽ có được lòng tin của khách hàng.
Thị trường ngách còn nhiều rộng mở.
Hiện nay, các ông lớn ứng dụng thương mại điện tử đều bán hàng với nhiều mặt hàng mà không đi chuyên vào một lĩnh vực. Điều này tạo ra một lỗ hổng về một thị trường thương mại điện tử chuyên một ngành hàng.
Ít doanh nghiệp hướng tới thị trường quốc tế.
Người nước ngoài thích thú với không ít sản phẩm của Việt Nam, đã có nhiều trang web thiết kế bán hàng cho thị trường ngoài nước, nhưng áp dụng ứng dụng thương mại điện tử vào thương mại quốc tế dường như đang bị bỏ ngỏ.
Nếu chúng ta có những giải pháp tốt, việc phát triển một ứng dụng thương mại điện tử sẽ vẫn hứa hẹn rất nhiều thành công. Còn bạn, bạn nghĩ sao về thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam?
Có thể bạn quan tâm: